Công việc thợ lặn tìm xác chết và những chuyện kinh hoàng chưa kể

Ty Huu Doc Ngoc

Ông Được không muốn gọi đó là nghề vớt xác, mà cho rằng đó là cái số ông là vậy. Ông từng tâm sự: “Cái việc này nguy hiểm lắm, suốt ngày phải kề bên xác người chết hôi thối, chẳng ai muốn làm. Để làm cái nghề quái gở này phải có tâm, có đức mà quan trọng là có gan”.

Với người bình thường, chỉ cần nhìn thấy xác người đã vô cùng hoảng sợ. Nhưng trên những dòng sông dữ, có nhiều người đã gắn đời mình với nghiệp “lặn tìm xác người”.

Mới đây, trong sự việc bác sĩ thẩm mỹ viện vứt xác bệnh nhân xuống sông Hồng, người nhà nạn nhân  đã phải thuê không chuyên vớt xác với giá 1 triệu đồng/20 phút.

Trên thực tế, có rất nhiều người đang làm một công việc “không giống ai”, thậm chí là “đặc dị”. Đó là nghề “lặn tìm xác ma” trên những dòng sông. Phần lớn trong số họ cho biết mình thường không đòi hỏi tiền bạc mà phần lớn do gia đình “tùy tâm”.

Công việc của họ là lặn ngụp trên những dòng sông có nhiều người chết đuối, tự tử để tìm xác người. Trong quá trình tiếp xúc với báo giới, họ đã kể những câu chuyện nghe “sởn gai ốc” và những ký ức kinh hoàng.

Lão Được đen sông Hồng

Lão Được “đen” sông Hồng đã gắn bó với nghề vớt xác ngót hơn 20 năm, từ ngày đứa con ông bị chết đuối ở sông Hồng năm 1994.

Sau khi con gái chết đuối, ông đã mải miết tìm xác con hết bờ rạch này đến khúc sông kia và cuối cùng, ông đã tìm thấy thân thể đứa con gái sau bao ngày bị “Hà bá” giam cầm. Sau mùa hè định mệnh đó, ông Được quyết sinh tử với nghề tìm xác. Ở đâu có người chết đuối là ở đó có mặt ông.

 Công việc thợ lặn tìm xác chết và những chuyện kinh hoàng chưa kể

Lão Được “đen”. Ảnh: Saobongda

Ông Được không muốn gọi đó là nghề vớt xác, mà cho rằng đó là cái số ông là vậy. Ông từng tâm sự: “Cái việc này nguy hiểm lắm, suốt ngày phải kề bên xác người chết hôi thối, chẳng ai muốn làm. Để làm cái nghề quái gở này phải có tâm, có đức mà quan trọng là có gan”.

Ông Được kể, đối với những cái xác vô danh, ông vớt lên chôn cất tử tế; còn với những người có ý định tự tử, ông Được lại tìm đến họ, hỏi han động viên để giúp họ trấn tĩnh lại tinh thần.

Lão “kình ngư” vớt xác trên sông Hồng trong 20 năm làm “nghề ngửi xác” kể về một lần khiến ông mất hồn, mất vía. Đó là câu chuyện về cái thây ma oan ức của cô gái nhảy cầu. sau khi bị hãm hiếp.

Ngay khi nghe tin, ông đã chạy ngay ra sông Hồng lặn mò tìm xác trên khúc sông nước chảy xiết. Chờ đợi đến ngày thứ 3 khi xác nổi, ông quyết định thả neo thuyền tìm xác cô gái dọc sông Hồng về hướng Thái Bình. Sau nhiều phút giâu tìm kiếm trong vô vọng, khi trời bắt đầu sáng, ông phát hiện vật gì đó lập lờ, lúc chìm lúc nổi.

  • Bạn đang gặp rắc rối vì Tìm Việc khó khăn? Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!

Đó là xác của cô gái xấu số đang trong tình trạng phân hủy. “Cô gái đó mặc một chiếc quần bò, áo sơ mi trắng. Do bị ngâm nước nhiều ngày nên trương phình, mặt ngắn lại. Thật kinh khủng!”, ông Được kể… Sau đó, gia đình cô gái nhờ cơ quan chức năng giám định thi thể rồi gọi xe tang đưa về mai táng. Và cũng chính lần vớt xác kinh hoàng đó, ông Được bị ám ảnh nhiều đêm; mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cô gái, ông lại dậy thắp vài nén hương cho linh hồn người xấu số.

Gia đình 3 thế hệ gắn bó nghề vớt xác trên sông Hương

Làng chài nơi hạ nguồn sông Hương (TT- Huế) có một gia đình đã bốn thế hệ làm “nghề” vớt xác, cứu người trên sông. Đó là gia đình ông Nguyễn Văn Sết (54 tuổi, thôn Lại Tân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang). Cho đến nay, gia đình ông đã có 30 năm ròng rã với 4 thế hệ trong “nghề” vớt xác, cứu người.

 Công việc thợ lặn tìm xác chết và những chuyện kinh hoàng chưa kể

Ông Nguyễn Văn Sết. Ảnh: CAND

Vốn sinh ra và lớn lên trên sông nước trước đây, ông nội ông, rồi bố ông cũng làm nghề chài lưới trên sông, hễ gặp thi thể hay người nhảy cầu tự vẫn đều cho ghe thuyền đến ngụp lặn, cứu hộ. Năm 2010, ông Sết được lên bờ tái định cư nhưng ông vẫn gắn bó với nghiệp sông nước. Ông cùng các anh em Nguyễn Văn Sưa, Nguyễn Văn Chí (60 tuổi) và Nguyễn Văn Nết (50 tuổi) đã trở thành “đội thợ lặn” nối góp “nghề” của cha ông, chuyên vớt thi thể, cứu người trên sông.

Trong 30 năm qua, ông Sết đã không còn nhớ rõ bao nhiêu lần mình tham gia cứu người, tìm xác trên sông. Ông tâm sự: “Cái nghề mình gian nan nhưng cũng đáng tự hào lắm. Nhiều nơi người ta kiêng kỵ, đã làm nghề sông nước mà cứu người thì… đền mạng như chơi. Tui lại nghĩ khác, mình không cứu đó mới là tội ác”.

Ông Sết kể lại câu chuyện năm 1988. Năm đó, cầu Kho Rèn bị sập, làm mấy chục mạng người phải nằm lại ở khúc sông. Từ sáng sớm cho đến chiều tối, anh em ông Sết phải quần quật trên khúc sông An Cựu và đã tìm thấy 35 thi thể người xấu số. Ông Sết kể: “Tui làm nghề lặn cả đời, chưa năm mô mình thấy đau thương như năm 88. Người chết nhiều quá, như mình vớt xác cũng thấy đau thương huống chi là người thân của mấy chục thi thể đó. Đợt đó, đứa con trai tui định bỏ nghề vì nó bị ám ảnh bởi nhiều người chết quá. Tui động viên hoài, nói là mình không làm thì còn ai làm nữa. Nghe thế dần dần thằng con trai mình cũng hiểu, giờ nó đã trở thành một thợ lặn giỏi”.

Anh 1 6 Công việc thợ lặn tìm xác chết và những chuyện kinh hoàng chưa kể

Ông Nguyễn Văn Nết. Ảnh: CAND

Sau sự kiện thương đau đó, ông Nết (em ông Sết) cũng bỏ cơm mấy ngày liền, nằm dài mấy ngày trời ông mới tỉnh lại.

Tuy vậy, đã hơn 30 năm nay, ông và 3 anh em của ông vẫn không từ bỏ cái nghiệp … làm phước ấy.

Ông Sết tâm sự: “Lặn xác cũng là một nghề, một nghề mưu sinh nhưng không tính toán thiệt hơn, lời lãi được”. Không phải nói suông, mấy chục năm qua, sau mỗi lần cứu người vớt xác, ông chưa hề đòi hỏi, “ra giá” một ai, tùy theo tấm lòng của gia chủ. Có người vì quá nghèo, ông lại bỏ tiền túi mình, mua đồ cúng, lễ vật dâng hương hay phụ giúp gia đình nạn nhân an táng, cầu cho người xấu số được siêu thoát.

Cuộc đời người đàn bà 40 năm vớt xác trên sông Hồng

Bà là Trần Thị Bình (59 tuổi), dân làng hay gọi là u Bình “vớt xác” dốc Chèm. Cả cuộc đời bà gắn bó với khúc sông Hồng chảy qua dốc Chèm, xã Thụy Phương (huyện Từ Liêm, Hà Nội), hơn 40 năm giành giật xác người với Hà bá.

7 u2630 450 Công việc thợ lặn tìm xác chết và những chuyện kinh hoàng chưa kể

Bà Trần Thị Bình. Ảnh: CAND

Bà Bình vớt xác, cứu người từ mùa lũ năm 1971, khi bà 17 tuổi. Năm đó, thời tiết khắc nghiệt, lũ dâng cao làm ngập úng nhiều nơi. Khúc sông gia đình bà sinh sống từ Dầy Kẻ (Đan Phượng) đến Xù Gạ (Tây Hồ) chìm trong biển nước. Lũ dữ dằn cuốn phăng nhiều nóc nhà, cướp đi nhiều sinh mạng. “Thấy nhiều người bị cuốn trong dòng lũ dữ, bố tôi chỉ kịp hét lên một câu “cứu được ai thì cứu” và lao con thuyền nhỏ theo dòng nước. Cứ thế mấy anh chị em tôi cũng lao theo. Nhào xuống dòng sông ùng ục để giành giật lại sự sống cho những người chới với trước hái tử thần. Từ đó gia đình tôi theo nghiệp cứu người, vớt xác mà không dứt được” – bà Bình kể.

Nói về “nghiệp” mà gia đình đang đeo đuổi, bà Bình cười lớn: “Không có lần nào là tôi không sợ, nhưng mỗi khi lao theo con sóng để cứu người, dường như tôi quên hết mọi chuyện. Với tôi cứu được nhiều người là sướng lắm”.

Gia đình bà Bình đã chuyển lên đất liền sống cũng hơn 20 năm, nhưng nghiệp vớt xác vẫn quấn lấy, không dứt. Bà bảo: “Tôi làm nghề này không phải vì tiền, tiền tiêu bao nhiêu cũng hết, cứ cứu được người là lòng thanh thản. Thương người thân, thương người đã chết. Họ cho bao nhiêu thì cho, nhiều quá là tôi không nhận”.

Số người mà bà đã cứu và vớt được quá nhiều đến mức bà không nhớ nổi, chỉ biết người bé nhất là đứa mới 12 tuổi. Lớn tuổi nhất cũng đến độ 47 tuổi.

Cả cuộc đời bà Bình là những chuyến đi dọc con sông Hồng. Đỉnh điểm có đến một tháng 4 lần bà đi dọc con sông với chiếc lưới cào móc. “Xoạch một cái có người đến sân gọi, tôi lấy đồ nghề và bắt tay vào công việc ngay không chần chừ”- bà Bình tâm sự”.

Bà Bình từng kể về chuyện anh chồng đến nhà nhờ tìm xác vợ: “Hai vợ chồng trẻ, giận hờn rồi cãi nhau trên cầu. Cô vợ rơi xuống nước. Hai ba ngày sau vẫn không tìm thấy xác, tôi lại đi thuyền dọc con sông tìm kiếm. Cuối cùng, xác người vợ tìm thấy tít tận Nam Định. Nước sông lớn quá, chảy miết nên tôi không rà kịp”.

“Có những vụ chết rất thương tâm, cô gái trẻ chỉ vì bố mẹ mắng mà giận hờn bỏ đi, rồi ra cầu tự tử. Với những kinh nghiệm lâu năm, u cũng không tìm thấy nó. Đến khi người mẹ khóc ngất xuống bên bờ sông, xin nó tha lỗi thì nó mới nổi lên” – giọng u Bình nghẹn ngào.

Bà Bình hành nghề chỉ với những dụng cụ đơn giản là dây câu vuông với vô số lưỡi câu sắc nhọn thả hờ. Dụng cụ này được mắc vào hai chiếc thuyền giăng ngang quanh khu vực nghi là có nạn nhân, thả xuống nước và kéo đi kéo lại. Nếu gặp thi thể, lưỡi câu mắc vào áo quần nạn nhân. Người vớt kéo nhẹ thi thể đến gần thuyền rồi nhảy xuống buộc nạn nhân vào dây thừng để kéo vào bờ. Có những thi thể nạn nhân đã bị phân hủy, khi móc động vào đã tan ra ngay. Lúc ấy bà lại phải làm lễ cúng, trong lòng mới thấy thanh thản.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

300x250 Công việc thợ lặn tìm xác chết và những chuyện kinh hoàng chưa kể

Cùng Danh Mục :

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>