Bí quyết nấu bánh chưng nhanh chín

Ty Huu Doc Ngoc

Với cách luộc bánh chưng thông thường bạn có phải mất cả ngày, với phương pháp luộc bánh chưng mới thời gian được rút xuống gần một phần ba, vậy cách đó là gì và có đảm bảo bánh chưng có đúng mùi vị như cũ không?

Nấu siêu tốc với nồi áp suất

Cấu tạo thông thường của một nồi áp suất

Cấu tạo nồi áp suất thật đơn giản, cơ bản là một nồi kim loại dày, chịu được áp suất và có nắp đậy thật chặt. Thành phần cơ bản đảm bảo chức năng và hoạt động của nồi áp suất là van an toàn, ống xả áp suất, then cài, vòng đệm cao su (vòng van bịt kín giữa thân và nắp nồi), …. Sự khác biệt chính giữa các loại nồi áp suất là van an toàn (bộ phận điều chỉnh áp suất, hiển thị áp suất của nồi khi đang nấu).

Loại nồi áp suất cũ thường sử dụng van an toàn dạng quả tạ hay còn gọi là van quả lắc vì có hình dạng giống quả lắc nhỏ, được thiết kế nằm trên lỗ thoát hơi và sẽ bắt đầu đong đưa báo hiệu khi áp suất đạt đến mức được cài đặt sẵn trước đó. Ưu điểm của loại van này là có thể nhìn và nghe được tiếng kêu khi áp suất đạt mức cần thiết, rất tiện lợi. Tuy nhiên, loại van này có nhược điểm là dễ bị tắc nghẽn do thức ăn tràn bít lỗ thông hơi. Do đó, trước khi nấu, cần kiểm tra và vệ sinh van thật kỹ. Trong các loại nồi kiểu mới người ta thường sử dụng van an toàn dạng lò xo để dễ điều chỉnh hơn. Loại van này được gắn vào lỗ thông hơi, chúng sẽ phun ra hơi nước từng hồi để duy trì mức áp suất ổn định trong nồi. Lúc hơi nước bắt đầu đẩy ra ngoài là thời điểm áp suất đã đạt yêu cầu.

Khi nấu, nắp nồi được khóa đúng vào vị trí, nồi được đậy kín khít và không khí sẽ “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Nhiệt độ nấu tăng, chất lỏng trong nồi được làm nóng đến điểm sôi tạo ra hơi nước. Do hơi nước không thể thoát khỏi nồi áp suất kín sẽ tạo ra áp lực, đồng thời hơi nước tiếp xúc trực tiếp với bề mặt thực phẩm giúp thức ăn chín nhanh hơn. Ưu điểm chính của nồi áp suất là nấu chín rất nhanh, ít hao nhiên liệu và không tiêu hủy các chất bổ dưỡng trong thực phẩm.

bongda 24h e967e4e616f4a1ce153a37374974f219ongdaurau2jpg1360148644.jpg Bí quyết nấu bánh chưng nhanh chín

Nguyên tắc làm chín thức ăn của nồi áp suất

Nồi áp suất có an toàn?

Nhiều người thích những tính năng ưu việt của nồi áp suất nhưng lại sợ các sự cố trong quá trình nấu như nắp đậy của nồi bị bật tung, thực phẩm nóng trong nồi văng ra khiến người đứng bếp bị bỏng. Thực sự thì nồi áp suất có nguy hiểm đến thế không?

Nồi áp suất an toàn và không dễ dàng bị nổ. Nồi áp suất hiện đại được thiết kế với nhiều tính năng an toàn đặc biệt như tạo ra đến 4 lớp bảo vệ: van điều áp, vòng đệm, van kim loại an toàn, hệ thống khóa đôi … nhằm hạn chế những nguy hiểm.

Van điều áp: giúp duy trì áp suất cần thiết trong nồi.

Van kim loại an toàn: được làm bằng hợp kim đặc biệt có thể nóng chảy khi nhiệt độ và áp suất trong nồi tăng lên vượt quá mức an toàn. Khi đó, vị trí của van kim loại sẽ bị hở ra và áp lực trong nồi sẽ được giải phóng ra bên ngoài, áp suất trong nồi sẽ hạ xuống. Van an toàn phải được thay nếu nó bị tan chảy.

Vòng đệm: nếu van điều áp không hoạt động do quá tải hoặc tắc nghẽn, áp lực bên trong nồi sẽ dâng lên cao hơn mức bình thường. Một phần của miếng đệm sẽ tự động bật ra thông qua một khe hở trên nắp và giải phóng hơi nước dư thừa một cách an toàn và áp suất trong nồi sẽ hạ xuống.

Hệ thống khóa đôi: được thiết kế đặc biệt để đảm bảo nồi áp suất sẽ không thể mở được cho đến khi áp lực trong nồi trở về bình thường và an toàn cho người sử dụng.

Tuy nhiên, để an toàn hơn khi sử dụng, vẫn cần chú ý đến một số vấn đề sau:

– Trước khi nấu, cần kiểm tra các bộ phận như phần nắp ở cả hai phía: bên trong và bên ngoài, van, đèn báo…, đảm bảo chúng luôn được lau chùi sạch sẽ. Nên thường xuyên kiểm tra miếng đệm cao su lót ở phần miệng nồi và thay ngay nếu chúng bị cứng, không còn độ co giãn.

– Không để thức ăn đầy quá 2/3 dung tích của nồi (đối với những thực phẩm có thể nổi nhiều bọt trong quá trình nấu, các loại đậu và gạo, hoặc những thứ có nhiều nước, chỉ nên nấu ở mức ½ dung tích của nồi).

– Khi nồi đã đạt đến mức áp suất cao, chú ý hạ nhiệt độ xuống vì phần nhiệt độ còn lại có thể làm thức ăn chín quá mức cần thiết.

– Khi mở nắp nồi, bạn nên nghiêng sang một bên để tránh hơi nóng bốc vào mặt.

Thăng trầm thị trường nồi áp suất

Năm 1938 ông Alfred Vischer tại Mỹ đã được cấp bằng sáng chế (SC) về một loại nồi nấu theo phương pháp áp suất. Ý tưởng của Vischer thành công đến mức không lâu sau các nhà sản xuất khác ở Mỹ và châu Âu cũng cho ra đời nhiều loại nồi áp suất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Sáng chế rất xưa về van báo động nồi áp suất

Đến năm 1945, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, nhu cầu tiêu thụ nồi áp suất tăng cao. Do đó số lượng các nhà sản xuất nồi áp suất tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, do áp lực cạnh tranh nên một số nhà sản xuất đã cố gắng cắt giảm chi phí sản xuất, cho ra đời nồi áp suất chất lượng kém. Các sản phẩm kém chất lượng tràn ngập thị trường đã làm mất đi một phần lòng tin của khách hàng. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các công nghệ chế biến thực phẩm mới như lò vi sóng, nấu ăn bằng nồi áp suất hầu như biến mất tại một số nơi như ở Mỹ. Tuy nhiên, tại châu Âu và châu Á, nấu ăn bằng nồi áp suất vẫn được ưa chuộng vì những sản phẩm sản xuất tại đây vẫn giữ được chất lượng, và nồi áp suất được đầu tư nghiên cứu và phát triển để “trình làng” các thiết kế mới và cải thiện tính năng an toàn. Thêm vào đó, tại một số quốc gia Âu và Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Đức, chi phí nhiên liệu như khí đốt tự nhiên và điện là tăng cao, nồi áp suất là một giải pháp kinh tế trong mọi gia đình.

Các quốc gia có nhiều sáng chế đăng ký về nồi áp suất

Hiện nay, có thể nói Trung Quốc là quốc gia có lượng SC về nồi áp suất “áp đảo” so với các quốc gia khác với 2208 SC. Còn Mỹ, cái nôi của nồi áp suất chỉ đứng thứ ba với 329 SC. Các quốc gia châu Á hiện đã vươn lên chiếm hầu hết top 5 các quốc gia có số lượng SC đăng ký về nồi áp suất nhiều trên thế giới; các công ty xuất xứ tại châu Á như LG, Sanyo, Midea chiếm các vị trí dẫn đầu trong top 10 các công ty sở hữu nhiều SC. Nồi áp suất rất được quan tâm nghiên cứu, số lượng đăng ký SC trên thế giới tăng đều từ năm 1970 và đạt đỉnh vào năm 2007 với 270 SC. Tuy nhiên, số lượng các SC giảm mạnh sau đó và đến năm 2012 chỉ còn có 33 SC.

Nấu bằng nồi áp suất: nhanh nhưng có ngon?

Nhiều người phàn nàn bằng nồi áp suất một lần không được nhiều. Nồi 5 lít thường chỉ luộc được 4 – 5 cái/lần và với kích thước bánh không lớn, khoảng 150gr gạo/cái, kích thước khoảng 11x11cm là đẹp. Tuy nhiên, thời gian nấu nhanh nên có thể luộc nhiều lần và nồi áp suất vẫn đủ để sử dụng trong những ngày Tết của gia đình. Khi nấu bánh bằng nồi áp suất cần lưu ý để bánh được chín đều, ngon thì luộc phải luôn ngập nước, khoảng 2 giờ thì dừng lại, để kiểm tra nước, để thêm nước nếu cần. Thời gian luộc tùy thuộc cỡ bánh, thông thường khoảng 3 – 4 giờ là đã chín kỹ.

Nấu bằng nồi áp suất, bánh chưng cũng sẽ xanh và đẹp mà không mất nhiều thời gian trong những ngày giáp Tết, ngay cả những người bận rộn nhất cũng có thể tận hưởng không khí náo nức, ấm cúng bên nồi bánh chưng Tết ngay trong nhà.

Theo Ẩm Thực

300x250 Bí quyết nấu bánh chưng nhanh chín

Cùng Danh Mục :

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>