Vài lưu ý nhỏ về đồ ăn khi đi máy bay

Ty Huu Doc Ngoc

Sự chênh lệch áp suất trên khá lớn có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn như cảm giác nôn nao, đau đầu, chóng mặt… Đôi khi, thủ phạm gây ra sự khó chịu này thường đến từ một số món ăn quen thuộc mà bạn không ngờ tới.

Một vài lưu ý nhỏ về đồ ăn có thể khiến bạn tràn đầy sinh lực để khám phá vùng đất mới ngay khi xuống máy bay, thay vì cảm giác mệt mỏi.

1.
ea1 6995 1394441182 300x225 Vài lưu ý nhỏ về đồ ăn khi đi máy bay

Không khó để tìm một cửa hàng đồ ăn nhanh ở bất kỳ một sân bay quốc tế nào trên thế giới. Chúng được ưa chuộng bởi giá cả hợp lý, khá dễ ăn và tiện lợi để mang đi. Tuy nhiên, việc ăn các đồ ăn nhanh, vốn dĩ có khá nhiều đạm và chất béo, sẽ gây ra chứng ợ nóng và đau bụng khi ngồi . Hơn nữa, thật khó nhọc cho cơ thể của bạn khi cố gắng tiêu hóa các chất béo ở độ cao 10.000m, đặc biệt là khi đi qua các vùng nhiễu động.

2. Tỏi
ea2 1973 1394441182 300x200 Vài lưu ý nhỏ về đồ ăn khi đi máy bay

Tỏi được liệt vào danh sách này bởi chúng sẽ là cơn ác mộng cho người ngồi cạnh bạn trong suốt chuyến bay. Mùi khó chịu của tỏi “bám” rất chặt trong miệng và phổi, ngay cả khi đã đánh răng hay nhai kẹo cao su. Thậm chí, ăn tỏi còn khiến cho cơ thể bạn bốc mùi, đặc biệt là khi ăn kèm với các đồ cay nóng trên máy bay. Do đó, hãy vì người đồng hành cùng bạn mà đừng nên ăn tỏi trước khi khởi hành.

3. Kẹo có sử dụng chất làm ngọt
ea3 9570 1394441183 300x225 Vài lưu ý nhỏ về đồ ăn khi đi máy bay

Nếu bạn bị tiểu đường hoặc đang ăn kiêng thì các loại đồ ăn không đường đã trở nên rất quen thuộc. Tuy nhiên, trong các loại thực phẩm này, nhà sản xuất thường sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo và cơ thể chúng ta không được thiết kế để tiêu hóa chúng.

Khi ở dưới mặt đất với điều kiện bình thường, bạn sẽ khó để cảm nhận tác dụng phụ. Nhưng khi ở môi trường áp suất trên máy bay, chúng mới thực sự bộc lộ. Các chất làm ngọt nhân tạo có thể tạo ra chứng đầy bơi, sưng phù. Ngay cả thuốc nhuận tràng cũng được khuyến cáo không nên sử dụng trước khi lên máy bay.

4. Các loại đậu
ea4 6240 1394441183 300x200 Vài lưu ý nhỏ về đồ ăn khi đi máy bay

Gần giống như chất làm ngọt, các loại đậu cũng có tác dụng phụ là gây ra chứng đầy hơi cho dạ dày và sưng phù cho cơ thể bạn khi ở độ cao hàng nghìn mét. Có thể chưa gây ra vấn đề lớn ngay lập tức nhưng khi hạ cánh, nhiều khả năng bạn sẽ gặp phải những cơn đau bụng khá nghiêm trọng do đã bị đầy hơi một thời gian khá lâu.

5. Rượu
eat5 4724 1394441183 300x201 Vài lưu ý nhỏ về đồ ăn khi đi máy bay

Đối với nhiều hành khách, uống một chút rượu hay cocktail sẽ khiến họ giảm bớt sợ hãi và đi vào giấc ngủ dễ hơn. Tuy nhiên, uống rượu trước hay trên chuyến bay chưa từng được các bác sĩ khuyến khích bởi lẽ đồ uống có cồn sẽ khiến bạn dễ mất nước hơn, đặc biệt là khi ở trên cao. Hơn nữa, uống rượu bia có thể gây ra trạng thái quá phấn khích, cáu kỉnh, thậm chí ẩu đả, gây gổ không đáng có khi bạn không tỉnh táo. Điều này chắc chắn sẽ khiến bạn gặp rắc rối với các cán bộ an ninh sân bay.

6. Đồ uống có ga
eat6 5068 1394441183 300x214 Vài lưu ý nhỏ về đồ ăn khi đi máy bay

Đồ uống có ga cũng có thể khiến bạn gặp phải các trạng thái tương tự như khi ăn đậu, đó là chứng sưng phù và đầy hơi nhưng tình trạng sẽ tồi tệ hơn. Ga từ các loại soda, nước ngọt này khi đi vào trong dạ dày của bạn, cộng với việc thay đổi áp suất không khí, sẽ nở ra khiến bạn có thể bị đau bụng.

7. Các cây thuộc họ cải
e7 5610 1394441183 300x200 Vài lưu ý nhỏ về đồ ăn khi đi máy bay

Rau xanh dường như là loại nhất nhưng không hoàn toàn vậy. Trước khi lên máy bay, du khách được khuyến cáo là không nên các cây thuộc họ cải như súp lơ, bông cải xanh, cải xoong…

Theo các chuyên gia, áp suất không khí trong máy bay thay đổi có thể khiến khí trong dạ dày giãn nở. Cộng thêm với việc ăn các loại rau này, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu và bức bối vì đầy hơi.

Theo Ngôi Sao

300x250 Vài lưu ý nhỏ về đồ ăn khi đi máy bay

Cùng Danh Mục :

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>